THIÊN KIM KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH HÀNG MỘT NĂM MỚI AN KHANG,THỊNH VƯỢNG.ĐỂ ĐĂNG KÝ TÌM GIÚP VIỆC HÃY GỌI: 0983.608.157 (zalo)

TIN TỨC

Lương giúp việc gia đình cao hơn cử nhân đại học 

Hiện lương của giúp việc gia đình khoảng 3 triệu đồng, trong khi cử nhân mới ra trường chỉ được nhận khoảng 2 triệu.
Ngày 21/12, tại hội thảo "Lao động giúp việc gia đình và chính sách pháp luật liên quan" do Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức, bà Ngô Thị Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cho biết, trong những năm qua, lực lượng lao động giúp việc gia đình tăng nhanh do nhu cầu của xã hội. Tuy không trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội, nhưng lực lượng này đã tạo điều kiện cho lao động có chất lượng cao phát huy khả năng và trí tuệ trong hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế.
Mặt khác, giúp việc gia đình cũng mang lại thu nhập tương đối ổn định cho nhiều người, đặc biệt là lao động nữ ở nông thôn có trình độ học vấn thấp, không có nghề nghiệp ổn định. Theo thống kê, năm 2012, mức lương giúp việc gia đình tại Hà Nội trung bình khoảng 2,8 triệu đồng mỗi tháng. Mức này cao hơn lương trả cho cử nhân đại học mới ra trường (khoảng 2 triệu đồng) và thu nhập bình quân của người dân sống tại khu vực nông thôn của Hà Nội (khoảng 1,4 triệu đồng mỗi tháng).



































Giúp việc gia đình cần được coi là một nghề
(LĐ) - Ngày 14.8, Trung tâm Trí thức bách khoa giáo dục thuộc Hội Khuyến học VN làm lễ phát chứng chỉ tốt nghiệp cho 10 nhân viên giúp việc gia đình (ảnh). Đây là trung tâm đầu tiên tại HN đào tạo có bài bản cho nhân viên giúp việc gia đình, chăm sóc người già, trẻ sơ sinh, người ốm... Nói về các hoạt động của trung tâm, bà Nguyễn Thị Cát - GĐ trung tâm cho biết:


Tôi có người ốm nằm viện phải thuê người trông nom với mức giá 70.000-80.000đ/ngày, nhưng những người này không hề có kỹ năng về chăm sóc người ốm. Tại các bệnh viện, rất nhiều gia đình có người bệnh có nhu cầu thuê người trông nên đã hình thành đội ngũ chuyên trông bệnh nhân. Đội ngũ này rất phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, môi trường ở bệnh viện.

Tôi nghĩ, do nhu cầu như vậy nên cần phải có những người chăm sóc chuyên nghiệp được học các kỹ năng chăm sóc người ốm và được quản lý. Trung tâm đã mở khoá đào tạo đầu tiên vào tháng 6.2007 cho 5 chị đã trông người ốm vài năm tại Bệnh viện Hữu Nghị. Đến nay, 14 học viên đã tốt nghiệp với các công việc chuyên chăm sóc người bệnh, chuyên giúp việc gia đình, chuyên chăm sóc trẻ sơ sinh.

Sau khoá đào tạo 1-2 tháng, hầu hết các chị đều có những kiến thức cơ bản về kỹ năng vệ sinh thân thể, ăn, mặc, dìu người bệnh, các kỹ thuật cấp cứu thông thường, xoa bóp, bấm huyệt, nấu các món ăn, cách sử dụng các dụng cụ thông thường trong gia đình... Đặc biệt, các chị còn được học về tâm lý, kỹ năng giao tiếp...

Việc đào tạo nghề này rất mới mẻ, bà có ý tưởng sẽ tổ chức các khoá huấn luyện cho đội ngũ chăm sóc người ốm tại các bệnh viện?

- Tôi rất muốn vậy, bởi như thế các bệnh viện sẽ quản lý được chặt chẽ lao động tự do ra vào bệnh viện hàng ngày, góp phần bảo đảm vấn đề an ninh trật tự trong bệnh viện. Giúp cho người nhà bệnh nhân có được người hỗ trợ chăm sóc có kỹ thuật. Và giúp cho người lao động có nghề, có việc làm và thu nhập hỗ trợ gia đình giảm bớt khó khăn. Hơn nữa, xã hội cần nhìn nhận đó là một nghề nhằm hỗ trợ cuộc sống gia đình.

Những người làm nghề này đa số ở các vùng quê, dân trí không cao. Vậy việc dạy cho họ các kỹ năng chăm sóc có quá khó khăn?

- Trung tâm mời các giáo viên là điều dưỡng viên, bác sĩ tại các bệnh viện Việt - Đức, Xanh Pôn... hướng dẫn họ trực tiếp lý thuyết và thực hành. Do các chị đã có thời gian chăm nom bệnh nhân nên họ có thể tiếp thu được ngay. Sau mỗi khoá học, các giáo viên phải kiểm tra từng học viên phải làm thuần thục các kỹ năng mới cấp chứng chỉ.

Người giúp việc khi được cấp chứng chỉ đến làm việc tại các gia đình sẽ có những ràng buộc gì và trung tâm có phải chịu trách nhiệm về họ?

- Trung tâm sẽ hợp đồng với họ với các điều khoản cụ thể: Thu 1 tháng lương đầu tiên phòng khi xảy ra các vi phạm để đền bù cho gia đình, được mua BHXH tình nguyện. Người đến thuê sẽ có hợp đồng bảo lãnh và phải nộp cho trung tâm 300.000-400.000đ tiền chi phí đào tạo nghề.

Chi phí cho mỗi khoá học và chi phí mà người thuê cần trả là bao nhiêu?

- Dự kiến mức thu là 200.000đ cho 1 khoá học 2 tháng, 100.000đ cho khoá học 1 tháng theo các chuyên đề chăm sóc người già, người ốm hoặc trẻ sơ sinh... Còn chi phí người thuê trả cho người giúp việc tối thiểu là 800.000đ/tháng.

Xin cảm ơn bà

Ông Phạm Huy Thụ - đại diện Hội Người cao tuổi: "Đây là việc làm rất nhân đạo". Nhu cầu có người giúp việc gia đình, nhất là gia đình có người cao tuổi rất lớn. Tại chỗ tôi ở, 50% số gia đình đều có người giúp việc, nhưng do không có các kiến thức, kỹ năng làm việc nên họ chưa được tin cậy và thường xuyên mất việc. Có gia đình 2 năm phải thay 8 người giúp việc. Trung tâm TTBKGD mở lớp đào tạo cho người giúp việc là vô cùng cần thiết, mang tính nhân đạo cao. Nếu học có được chuyên môn tốt thì xã hội cần công nhận cho họ có một nghề. Trung tâm này đã khởi xướng ra một hướng đi mới cho rất nhiều lao động.

Chị Đặng Thị Lan - học viên khoá 1 của Trung tâm Trí thức bách khoa giáo dục: "Chúng tôi vẫn bị coi như là người ở". Tôi đã có 2 năm chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Hữu Nghị, đã từng làm nghề giúp việc tại Đài Loan. Tôi thấy nhu cầu này rất lớn, có khoảng 80% số bệnh nhân nằm tại Bệnh viện Hữu Nghị cần thuê người chăm sóc. Tại các bệnh viện hiện có khoảng hơn 200 lao động làm nghề trông nom bệnh nhân. Lúc đầu mới làm nghề này, tôi chưa biết phải làm gì, thường thì gia đình người bệnh hướng dẫn, sau quen dần. Khi nghe nói có lớp học về chăm sóc người ốm, tôi đã đăng ký học. Đúng là có học có khác, tôi đã rất tự tin khi chăm sóc người bệnh theo đúng bài bản. Chúng tôi nghĩ đây là một nghề cần thiết cho nhiều gia đình, nhưng xã hội vẫn nhìn nhận chúng tôi như là người ở, không coi trọng. Tôi muốn nghề này cần được coi là một nghề như bao nghề khác.

Hình ảnh: Giúp việc gia đình cần được coi là một nghề
(LĐ) - Ngày 14.8, Trung tâm Trí thức bách khoa giáo dục thuộc Hội Khuyến học VN làm lễ phát chứng chỉ tốt nghiệp cho 10 nhân viên giúp việc gia đình (ảnh). Đây là trung tâm đầu tiên tại HN đào tạo có bài bản cho nhân viên giúp việc gia đình, chăm sóc người già, trẻ sơ sinh, người ốm... Nói về các hoạt động của trung tâm, bà Nguyễn Thị Cát - GĐ trung tâm cho biết:


 Tôi có người ốm nằm viện phải thuê người trông nom với mức giá 70.000-80.000đ/ngày, nhưng những người này không hề có kỹ năng về chăm sóc người ốm. Tại các bệnh viện, rất nhiều gia đình có người bệnh có nhu cầu thuê người trông nên đã hình thành đội ngũ chuyên trông bệnh nhân. Đội ngũ này rất phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, môi trường ở bệnh viện.

Tôi nghĩ, do nhu cầu như vậy nên cần phải có những người chăm sóc chuyên nghiệp được học các kỹ năng chăm sóc người ốm và được quản lý. Trung tâm đã mở khoá đào tạo đầu tiên vào tháng 6.2007 cho 5 chị đã trông người ốm vài năm tại Bệnh viện Hữu Nghị. Đến nay, 14 học viên đã tốt nghiệp với các công việc chuyên chăm sóc người bệnh, chuyên giúp việc gia đình, chuyên chăm sóc trẻ sơ sinh.

Sau khoá đào tạo 1-2 tháng, hầu hết các chị đều có những kiến thức cơ bản về kỹ năng vệ sinh thân thể, ăn, mặc, dìu người bệnh, các kỹ thuật cấp cứu thông thường, xoa bóp, bấm huyệt, nấu các món ăn, cách sử dụng các dụng cụ thông thường trong gia đình... Đặc biệt, các chị còn được học về tâm lý, kỹ năng giao tiếp...

Việc đào tạo nghề này rất mới mẻ, bà có ý tưởng sẽ tổ chức các khoá huấn luyện cho đội ngũ chăm sóc người ốm tại các bệnh viện?

- Tôi rất muốn vậy, bởi như thế các bệnh viện sẽ quản lý được chặt chẽ lao động tự do ra vào bệnh viện hàng ngày, góp phần bảo đảm vấn đề an ninh trật tự trong bệnh viện. Giúp cho người nhà bệnh nhân có được người hỗ trợ chăm sóc có kỹ thuật. Và giúp cho người lao động có nghề, có việc làm và thu nhập hỗ trợ gia đình giảm bớt khó khăn. Hơn nữa, xã hội cần nhìn nhận đó là một nghề nhằm hỗ trợ cuộc sống gia đình.

Những người làm nghề này đa số ở các vùng quê, dân trí không cao. Vậy việc dạy cho họ các kỹ năng chăm sóc có quá khó khăn?

- Trung tâm mời các giáo viên là điều dưỡng viên, bác sĩ tại các bệnh viện Việt - Đức, Xanh Pôn... hướng dẫn họ trực tiếp lý thuyết và thực hành. Do các chị đã có thời gian chăm nom bệnh nhân nên họ có thể tiếp thu được ngay. Sau mỗi khoá học, các giáo viên phải kiểm tra từng học viên phải làm thuần thục các kỹ năng mới cấp chứng chỉ.

Người giúp việc khi được cấp chứng chỉ đến làm việc tại các gia đình sẽ có những ràng buộc gì và trung tâm có phải chịu trách nhiệm về họ?

- Trung tâm sẽ hợp đồng với họ với các điều khoản cụ thể: Thu 1 tháng lương đầu tiên phòng khi xảy ra các vi phạm để đền bù cho gia đình, được mua BHXH tình nguyện. Người đến thuê sẽ có hợp đồng bảo lãnh và phải nộp cho trung tâm 300.000-400.000đ tiền chi phí đào tạo nghề.

Chi phí cho mỗi khoá học và chi phí mà người thuê cần trả là bao nhiêu?

- Dự kiến mức thu là 200.000đ cho 1 khoá học 2 tháng, 100.000đ cho khoá học 1 tháng theo các chuyên đề chăm sóc người già, người ốm hoặc trẻ sơ sinh... Còn chi phí người thuê trả cho người giúp việc tối thiểu là 800.000đ/tháng.

Xin cảm ơn bà

Ông Phạm Huy Thụ - đại diện Hội Người cao tuổi: "Đây là việc làm rất nhân đạo". Nhu cầu có người giúp việc gia đình, nhất là gia đình có người cao tuổi rất lớn. Tại chỗ tôi ở, 50% số gia đình đều có người giúp việc, nhưng do không có các kiến thức, kỹ năng làm việc nên họ chưa được tin cậy và thường xuyên mất việc. Có gia đình 2 năm phải thay 8 người giúp việc. Trung tâm TTBKGD mở lớp đào tạo cho người giúp việc là vô cùng cần thiết, mang tính nhân đạo cao. Nếu học có được chuyên môn tốt thì xã hội cần công nhận cho họ có một nghề. Trung tâm này đã khởi xướng ra một hướng đi mới cho rất nhiều lao động. 

Chị Đặng Thị Lan - học viên khoá 1 của Trung tâm Trí thức bách khoa giáo dục: "Chúng tôi vẫn bị coi như là người ở". Tôi đã có 2 năm chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Hữu Nghị, đã từng làm nghề giúp việc tại Đài Loan. Tôi thấy nhu cầu này rất lớn, có khoảng 80% số bệnh nhân nằm tại Bệnh viện Hữu Nghị cần thuê người chăm sóc. Tại các bệnh viện hiện có khoảng hơn 200 lao động làm nghề trông nom bệnh nhân. Lúc đầu mới làm nghề này, tôi chưa biết phải làm gì, thường thì gia đình người bệnh hướng dẫn, sau quen dần. Khi nghe nói có lớp học về chăm sóc người ốm, tôi đã đăng ký học. Đúng là có học có khác, tôi đã rất tự tin khi chăm sóc người bệnh theo đúng bài bản. Chúng tôi nghĩ đây là một nghề cần thiết cho nhiều gia đình, nhưng xã hội vẫn nhìn nhận chúng tôi như là người ở, không coi trọng. Tôi muốn nghề này cần được coi là một nghề như bao nghề khác.




Người Philippines ở TP.HCM - (Kỳ 1): Osin cao cấp

Họ là những người giúp việc nhà cao cấp đến từ Philippines, hưởng lương từ 500 đến gần 1.000 USD/tháng.

Cô Rema, một người giúp việc Philippines ở TP.HCM rất thân thiết với con chủ nhà - ảnh: Y.T
Chúng tôi gặp Syjuco khi chị đang lái xe hơi đưa 3 đứa con chủ nhà và của chị đi coi phim vào buổi chiều thứ bảy. Syjuco 37 tuổi, dáng người đậm, nước da ngăm, rất nhanh nhẹn và nổi bật với cặp mắt sáng. Chị đã có chồng và một cô con gái 12 tuổi. Syjuco đến TP.HCM từ năm 2005 và đang giúp việc nhà cho một gia đình người Việt với mức lương cứng 700 USD/tháng.
Syjuco có 3 chị em gái và sau khi cô làm việc được 2 năm thì rủ rê 2 cô em của mình cùng sang VN. Hai người em, người 36, người 30 tuổi đều đã có chồng, có con nhưng gia đình họ sẵn sàng để vợ đi làm việc xa xứ vì mức thu nhập cao. Syjuco bảo mình may mắn vì được giúp việc trong gia đình người VN, công việc rất ổn định. Bằng chứng là 6 năm nay, từ khi đến TP.HCM tới giờ chỉ làm cho một chủ, vừa quen người, vừa quen việc nên rất thoải mái.
Syjuco kể rằng, một ngày làm việc của chị bắt đầu từ 4 giờ sáng. Chị chuẩn bị bữa ăn sáng cho 7 thành viên trong gia đình chủ nhà gồm 2 vợ chồng, 3 đứa con và ông bà nội. Sau đó đưa 3 đứa trẻ đến trường rồi quay về dẫn ông bà nội xuống công viên tập thể dục buổi sáng. Trong lúc ông bà nội đi dạo và trò chuyện với những người bạn già, Syjuco đi chợ mua đồ ăn cho cả ngày. Trên đường về, chị ghé đón ông bà nội, rồi lo việc tắm rửa và bữa ăn nhẹ cho các cụ. Khi ông bà đã lên phòng đọc sách, xem TV, Syjuco mới bắt đầu lo lau dọn nhà cửa, làm bữa trưa. Buổi chiều, sau nhiều công việc khác, chị đi đón 3 đứa con chủ nhà, về cho chúng ăn uống xong, lại kèm chúng học bài để trước 23 giờ là cả 3 phải đi ngủ. 

Được dạy nghề trước khi xuất ngoại
Hiện nay, lao động giúp việc nhà đến từ Philippines đang làm việc rất nhiều ở Q.7 và Q.2. Ngoài những người làm việc cố định trong các gia đình thì có một bộ phận giúp việc theo giờ với lương từ 40 - 50 USD/giờ. Họ hầu hết đều đã có gia đình, vì thế, khi vợ giúp việc nhà thì chồng cũng kiếm những việc khác để làm. Giải thích vì sao lao động nữ xứ mình được ưa chuộng tại TP.HCM, Janeth, một người đang làm việc tại cao ốc Riveside, cho biết: “Trước khi qua VN, chúng tôi được tham gia một khóa học gần 1 năm chuyên về giúp việc nhà, chăm sóc người già, em bé và các kỹ năng như sơ cứu, cứu hỏa…”.
Trước đây, Syjuco học về điều dưỡng nhưng ở Philippines xin việc rất khó, vì thế chị đành sang VN kiếm việc. Nhờ làm việc chăm chỉ, lại được gia đình chủ nhà tin dùng, một tháng Syjuco lãnh lương 700 USD, tiền thưởng khoảng hơn 100 USD nữa. Mà Syjuco thì chẳng tiêu xài cá nhân gì. Ăn ở chủ bao, quần áo mặc hằng ngày bà chủ cũng mua sắm cho. Vì thế, tháng nào Syjuco cũng gửi về nhà được 700 USD, số tiền còn lại chị giữ để phòng khi đau ốm, hoặc tiêu xài dịp lễ tết.
Từ đầu năm học này, con gái Syjuco đã hoàn thành bậc tiểu học nên chị rước cả chồng và con sang VN. Hiện gia đình chị đang thuê căn phòng nhỏ ở Q.7, với giá 2,5 triệu đồng/tháng. Con chị cùng học trường quốc tế với 3 đứa con ông bà chủ. Vì thế, chị rất tiện việc đưa đón.
Khác với chị, cô em kế của Syjuco là Santant đã thay chủ 5 lần. Vì Santant thường được những gia đình người nước ngoài thuê về làm. Mà người nước ngoài chỉ ở VN chừng nửa năm nên những lúc như thế, Santant lại phải đi tìm việc nơi khác. Hiện tại Santant đang giúp việc theo giờ cho một công ty du lịch của ông chủ người Mỹ, đặt văn phòng tại một chung cư cao cấp ở Q.7, lương 7 triệu đồng/tháng. Santant chỉ làm việc mỗi ngày 3 tiếng, vì thế thời gian còn lại chị rất rảnh rỗi. Santant đành phải dán thông báo ở công ty là chị có thể chăm sóc em bé, người cao tuổi, đưa đón con cái họ đi học hoặc làm gia sư theo giờ. Và thật may mắn, Santant đã được vị trưởng phòng trong công ty đó mời về làm gia sư dạy Anh văn cho 2 đứa con. Lúc cần, chị có thể dạy chúng cả vật lý, sinh học, hóa học với mức thù lao 6 triệu đồng/tháng. Santant thấy chưa hài lòng về thu nhập của mình, chị bảo sẽ kiếm thêm việc bán thời gian như chăm sóc em bé, người già…
Dạo một vòng qua khu Phú Mỹ Hưng và những phường lân cận tại Q.7, dễ bắt gặp rất nhiều gia đình đang có người Philippines giúp việc. Không chỉ các gia đình người nước ngoài, Việt kiều chuộng người giúp việc Philippines mà những gia đình khá giả người VN cũng rất ưa thích.
Gia đình ông T.L  hiện đang có một người giúp việc mà ông nâng lên hàng “vệ sĩ cao cấp”. Vì không chỉ biết làm việc nhà, nấu ăn ngon, chăm sóc trẻ em kiêm gia sư dạy tiếng Anh mà còn biết sơ cứu, biết cứu hỏa, biết thoát ra khỏi nhà cao tầng trong trường hợp khẩn cấp, biết lái xe hơi. Ông bảo rằng, những người giúp việc đến từ Philippines rất tự giác trong công việc, không bao giờ phải để chủ nhắc.  Ngoài ra, họ còn chủ động làm những công việc mà không phải bổn phận của mình.
Còn bà T.H thì đang có cô giúp việc đến từ  Philippines mà bà đánh giá là "trên cả tuyệt vời". Đó là Cruytal, 40 tuổi. Cruytal đang sống với chồng và 2 con ở Q.4 nhưng hằng ngày, cô qua Q.7 làm việc cho gia đình bà T.H. Cruytal sạch sẽ, gọn gàng, không chỉ biết chăm em bé mà còn biết chăm sóc người già. Đặc biệt, điều mà bà T.H thích nhất ở Cruytal là không bao giờ... tám chuyện nhà chủ với mọi người. Bà T.H cho biết thêm, 2 đứa con bà  một tuần mất 3 buổi đi học tiếng Anh với hơn 1.000 USD/khóa nhưng từ khi có Cruytal thì việc học ở ngoài không cần thiết nữa, đỡ tốn tiền bạc và thời gian. Vì thế, tổng cộng lương và thưởng mỗi tháng Cruytal được 800 USD.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét